image banner
lịch sử Đảng Bộ Xã Nam Xuân: Bài 2. Phần I
Lượt xem: 911
ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ
 

Chương I

ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ

I,ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN

Nam Đàn là một trong những huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ lưu sông Lam. Đứng trên núi Đại Huệ phóng tầm mắt ra xa, Nam Đàn hiện lên như một bức tranh sinh động đủ màu sắc và đường nét với núi rừng, đồng ruộng, xóm làng và sông nước... Trong tổng s" 24 đơn vị hành chính của Nam Đàn, xã Nam Xuân nằm ở phía Bắc huyện. Cách thị trấn Nam Đàn 5 km, cách Thành phô" Vinh khoảng 20 km về phía Tây xã Nam Xuân có toạ độ địa  từ 18°30 đến 18°47’ vĩ độ Bắc, 105°25 đến 105°30 kinh độ Đông.

Vị trí tiếp giáp của xã như sau:

Phía Bắc giáp Nghi Lộc, Hưng Nguyên.

Phía Nam giáp xã Xuân Hoà.

Phía Đông giáp xã Nam lãnh.

Phía Tây giáp xã Nam Anh.

Địa hình của xã Nam Xuân ngày nay chủ yếu được chia thành hai phần rõ rệt: một nửa là đồng bằng, một nửa là đồi núi xen kẽ các khe, động, sông hồ

 V đồi núi: Nam Xuân có hệ thông đồi núi khá đa dạng, trong đó ln nhất là núi Đại Huệ. Đại Hu là dãy núi chạy từ Đô Lương xuống, qua Nam Đàn đến Hưng Nguyên, phần núi thuộc xã Xuân Liễu (Nam Xuân, Nam Anh ngày nay) có địa thế và cảnh quan khá đẹp. ở đây có đỉnh Hủng Vàng, động Thăng Thiên, Bàn cờ tiên, chùa Đại Tuệ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn về phía Đông sẽ thấy biển cả bao la, nhìn về phía Nam - nơi con sông Lam uốn khúc quan sát được dãy Thiên Nhẫn cùng:

thành Lục Niên còn ghi đậm chiến công của Lê Lợi khi tổ chức lực lượng đánh giặc Minh, nhìn về hưống Tây Bắc là Bàu Nón bao la. Những chiều hè khi trận gió nồm mát rượi từ biển thổi lên, Đại Huệ in bóng xuống Bàu Nón và rung rinh theo sóng nhẹ. Vào một ngày mưa nhẹ, Bùi Huy Bích (1744 - 1818) lên núi chơi, đứng trên đỉnh Hửng Vàng, nhìn bốn phía thấy mặt biển Đông trải rộng xa hút, nước biếc non xanh, Lam Giang một dải, Bàu Nón sáng gương, tức cảnh huyền ảo trữ tình, ông đã làm thơ. Không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật, cây cối xanh tốt (làm rày trại) trên núi còn phản ánh thành quả lao động của con người, Đại Huệ còn có vị trí quân sự quan trọng. Qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dấu tích vẫn còn để lại, như thòi Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Quang Trung, khởi nghĩa Giáp Tuất, phong trào Cần Vương, kháng chiến chông Pháp, Mĩ. Từ trên đỉnh có thể quan sát núi Hùng Sơn (rú Đụn) nơi có di tích của Mai Hắc Đế - vị anh hùng dân tộc đánh quân xâm lược nhà Đưòng, thấy núi Chung - quê hương của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, quốc lộ 46 nì liền quê hương các nhà yêu nưóc Phan Bội Châu ở thi trấn, Lê Hồng Sơn ở Xuân Hoà, Hồ Chí Minh ở Kim Liên...

Ngoài ra, các đồi núi vừa và nhỏ như: Núi Trăn, núi Cụp, núi Sơn Đôi..,, cồn Quạ, cồn Dầu, cồn Nậy, cồn Trửa, cồn Dung, cồn Danh, cồn Trùa, cồn Sim, cồn Nổ, cồn Mồ... được phân bô" khắp nơi trên địa bàn xã. Hệ thông khe, động, truông cũng khá phong phú. Những con khe chạy ngoằn ngoèo từ trên núi xuống tận đồng, có nơi sâu khoảng lm, nước trong vắt, mát và có vị ngọt, nhân dân thường lấy về dùng, vì thế mà có câu “Nưốc khe chè núi”.

 Có các khe như: Khe Chanh, khe Kiêng, khe cấy, khe Đình, khe Háo, khe Dâu, khe Lội, khe Chè, khe Mách, khe Tròn, khe Trung, khe Hóc Lươn, khe Bưởi, khe Ngạnh... Các động, truông: Động Đồng, dộng Gạo. dộng Diệc, động Hòe Lau, động Nhút, truúng Hèn. truòng Lọng. Các lẽn núi, tên khi', tòn Lruõng... la tiêu biêu, là dâu ân tượng trưng chu Linh ihãn, cut cách của cun ngươi miền đất Hồ Liễu.

Bàu Nón: (tên chữ là Nộn Giang, còn gọi là Hồ Nón) ngày xưa là một dòng chảy từ Thịnh Lạc về hướng Bắc, tạo thành hồ ln dưới chân núi Đại Huệ. Sách “Đạỉ Nam nhất thống chí cho biết: “Hồ xưa rất sâu do giao long đào lên”, “thuyền ghé xuôi ngược trong khoảng nắng sm mưa chiều, thật là một danh thắng trong tỉnh Nghệ An”. Hồ Nón ‘là một trong sáu hồ lớn của An Nam”. Xưa kia hồ rất sâu, dấu tích của nó hiện còn đến ngày nay, đó là vực La Uyên, cồn Chài, cồn Cát. Việc cải tạo Bàu Nón được vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chủ trương: khai khẩn tốt cánh đồng Sáo, đồng Vạc, đắp thêm đê sông Lam và còn phải tìm cách đuổi thuồng luồng ở Bàu Nón cho dân đánh cá. Sự gợi ý của Lê Thái Tổ về Bàu Nón cũng chính là mong muốn từ lâu của nhân dân địa phương. Song phải đến hơn hai thế kỉ sau, vào thời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Khánh Đức (1649 - 1653) vấn đề mối được giải quyết. Giải pháp cơ bản không phải là “đuổi thuồng luồng” mà là khai thông Bàu Nón ra sông Lam, làm cho Bàu Nón bớt sâu, đồng thời một phần được cải tạo thành ruộng. Người đề ra sáng kiến vĩ đại đó là Nguyễn Văn Mệnh ở xã Hương Lãm (Nộn Giang xưa, nay thuộc Vân Diên).

1: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế 1992

2: Xem them:  Quang Đạm ( chủ biên ) , Nguyễn Bá Mão, bước đầu tìm hiểu lịch sử huyện Nam Đàn, Ban đồng hương huyện Nam Đàn tại Hà Nội, tháng 4 – 1991, tr.58.59

Ngày xưa Bàu Nón mênh mông nước trắng, nổi lên những cù lao, đó là những đồi nhỏ mà ta gọi là rú Cụp, rú Anh, rú Nhón, rú Trăn, có độ tuổi hàng trăm năm,

 Quê ta Đại Huệ quanh quanh,

 Liễu Hồ ở giữa như thành Kim Quy.

         Sông Đào vắt giữa lối đi,

         Bên kia Bàu Nón bên ni Hung Vầng.

Qua nhiều lần cải tạo, ngày nay Bàu Nón đã trở thành những cánh đồng lúa mênh mông, trải rộng cả một vùng Nam Thanh, Vân Diên, Xuân Hoà, Nam Anh, Nam Xuân.

Thiên nhiên ở Nam Xuân khá phong phú, đa dạng. Có đồng bằng, đồi núi, khe, động, sông hồ. Thảm thực vật xanh tốt quanh năm với các loại cây như trắc, lim, táu, săng lẻ, tràm, bạch đàn, thông... Các loại chim thú như chim phượng, ác là, cà cưởng, chèo bẻo, khướu, sáo, cú mèo, khỉ, mang, cáo, hoẵng, chồn, ngận...

Vế địa lí hành chính, lịch sử tên gọi vùng đất Nam Xuân:

 Sách “Nam Đàn xưa và nay” của Nguyễn Văn Trương (chủ biên) viết: Theo “Xuân Liễu xã sự tích”, xã Xuân Liễu vốn là một vạn chài ở xứ Nương Nang, dân chúng sống bằng nghề chài lưới trên Bàu Nón, về sau con cháu họ sinh sôi đông đúc, vạn chài này phải chia làm ba nhóm, một nhóm vẫn ở Nương Nang, một nhóm đến ở ngay chân rú Cật, một nhóm đến ở vệ An (tức là vệ Sa Nam). Van chài thuộc ba nhóm dân chài này sau đổi thành xã Nộn Giang. Hng năm đến tháng

Sáu âm lịch, dân chúng của ba nhóm nói trên đều tụ tập vể cồn Đình (gần làng kẻ Nậm, xã Vân Diên    ngày nay) nơi trung tâm của xã để làm lễ tế thần         và vui chơi vối nhau. Có năm trời lụt to, dân ở rú Ngập đi dự lễ bị chết đuối nhiều do lội nước sâu.         

Sau tai biến này, dân ba nhóm họp lại chia xã lớn thành ba xã nhỏ, một xã vẫn giữ tên cũ là Nộn Giang (tức Xuân Liễu ngày nay)1, một xã lấy tên là Thanh Tuyền (tức Nam Thanh sau này), một xã lấy tên là Hương Lãm (xã Vân Diên và Khả Lãm hiện tại)”.

Đến đời hậu Lê (1533 - 1788), nãm 1586, Cầm quận công Nguyễn Hiên, công thần của vua Lê Lợi đến đóng quân tại Trà Lùng (hiện nay  Nam Xuân  vẫn còn địa danh ao Lùng, đồng Lùng), lúc này tên  xã vẫn là Nộn Giang, về sau con cháu cầm quận ; công ngày một đông, do tranh giành đất đai, họ  kiện tụng nhau lên đến triều đình trong 20 năm, triều đình phái người xuống xem xét rồi quyết định  chia làm hai xã, lấy các đỉnh rú Anh, rú Tán, rú  Nhón, rú Đá làm ranh giới, một xã gọi là Nộn Liễu        gồm 10 giáp, một xã gọi là Nộn Hồ gồm 5 giáp, về         

1: Theo sắc phong ban cho cầm quận công Nguyễn Hiên vào năm    

Quang Hưng thứ 8 (1585), tửc đòi vua Lê Thế Tông (1573 - 1577) thi lúc này xã đã có tên gọi là Nộn Giang.

sau, vì người xã Nộn Liễu đi thi không ai đỗ, mà chết non lại nhiều1, nên các vị chức sắc trong xã đề nghị lên trên cho đổi thành Xuân Liễu (cây liễu mùa xuân). Còn xã Nộn Hồ y đến đời Tự Đức đổi thành Minh Hồ, sau vì phạm tên huý của hoàng tộc mới đổi thành Xuân Hai xã Xuân Liễu, Xuân Hồ có quan hê thân thiện, gần gũi, tương trợ lẫn nhau cho nên nhân dân có câu: Xuân Hồ, Xuân Liễu xa chi, Cùng ăn một chợ cùng đi một đường.

          Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ

 XIX (thuộc các tỉnh Nghệ Tỉnh trồ ra)”, thì xã Non Liễu và Non Hồ thuộc tổng Non Liễu[1].

Đến cuối thế kỉ XIX, niên hiệu Đồng Khánh (1885 - 1888), sách “Đồng Khánh ngự lẫm địa dư chí lược” cho biết: Xuân Liễu, Xuân Hồ là 2 trong số 24 xã thôn của tổng Xuân Liễu. Sau đó vào năm 892, "Danh sách các phủ, huyện, tông, làng và số cử tri trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh” của Công sứ An Tĩnh thì tổng Xuân Liễu có 23 xã thôn, trong đó xã Xuân Liễu có 534 cử tri, xã Xuân Hồ có 472 cử tri.

Sang đầu thế kỉ XX, vẫn tồn tại Xuân Liễu, Xuân Hồ và là 2 trong sô" 15 xã thôn của tổng Xuân Liễu (theo “Danh sách xã thôn Trung Kỷ').

Như vậy, tên gọi Xuân Liễu (Nam Xuân, Nam Anh ngày nay), Xuân Hồ (Xuân Hoà ngày nay) mới bắt đầu có từ cuối thế kỉ XIX.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa giới hành chính các xã có sự thay đổi theo chủ trương của Nhà nước. Những năm sau Cách mạng, tên gọi “tổng” được bãi bỏ, xã Xuân Liễu, Xuân Hồ vẫn như vậy. Đến sau giảm tô (1953), xã tên gọi Nam Xuân mới xuất hiện, gồm một phẩn Xuân Liễu cũ (phần còn lại thuộc Nam Anh), còn Xuân Hồ thuộc Nam Yên. Như vậy, kể từ năm 1954 địa giới của Nam Xuân cơ bản ổn định cho đến ngày nay.

Cũng như toàn tỉnh Nghệ An, xã Nam Xuân chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài hai mùa có tính chất trung chuyển (xuân, thu), khí hậu của địa phương chia thành mùa đông và mùa hè rõ rệt. về mùa đông, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 18 - 20°C, thấp nhất là 10 - 12°C.

Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình 25°c, vào thời điểm xuất hiện gió mùa Tây Nam, nhiệt độ có khi lên tới 39 - 40°c.

Nhiệt độ bình quân hàng nãm khoảng 24°c. Sô" giờ nắng trung bình của xã là 1.637 giờ. Lượng mưa trung bình khoảng 1,500 - 1.800 mm, phân bố không đồng đều: mùa nóng chiếm 70%, mùa lạnh chiếm khoảng 30%. Hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão đô bộ vào đất liền, gây thiệt hại về người và tài sản. Độ ẩm dao động từ 80 - 90%.

Là xã đồng bằng trung du, có đồi núi, sông hồ, đất đai Nam Xuân được chia làm nhiều loại, trong đó chủ yếu là đất thịt, một phần là nhóm đất feralit, phần nữa là đất thịt pha cát. Nhóm đâ"t thịt phân bô" chủ yếu ở bình địa bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và sản xuất một số loại hoa màu. Nhóm đất đồi, đất cát pha, đất bạc màu phân bô" chủ yếu ở triền núi, dọc ven sông và xen lẫn với diện tích đồng bằng, khá thuận lợi cho việc trồng các loại cây lấy gỗ, thích hợp cho gieo trồng hoa màu như lạc, vừng, đỗ, dâu, ngô, sắn... Theo sách “Nam Đàn - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đất đai huyện Nam Đàn chia thành hai nhóm: thuỷ thành và địa thành, đất ỏ Nam Xuânthuộc nhóm địa thành.

Theo sô" liệu thông kê của uỷ ban nhân dân xã, tính đến ngày 31 - 12 - 2003, tổng diện tích tự nhiên của Nam Xuân là 1,256,18 ha. Trong đó

+ Đất nông nghiệp: 471,21 ha.

+ Đất lâm nghiệp: 382,04 ha.

+ Đất chuyên dùng: 207,95 ha.

+ Đất thổ cư: 34,23 ha.

4 Đất chưa sử dụng: 160,75 ha.

Vói tổng diện tích hiện tại, đất đai của Nam Xuân cơ bản thuận lợi cho phát triển kinh tế ' xã hội. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, chính quyền địa phương cần có nhiều biện pháp cải tạo, quy hoạch, chuyển đổi các loại đất một cách phù hợp, đảm bảo cân đôi giữa môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với đời sống dân cư.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất của xã tương đối dồi dào. Nước chủ yếu được lấy từ sông Đào và khe suối, không ch! phục vụ cho các cánh đồng mà còn phục vụ dân sinh, cung cấp một phần cho đồng ruộng các xã lân cận. Ngoài ra, xã còn xây dựng 7 trạm bơm điện phục vụ sản xuất, chủ động tưới tiêu, lấy nước từ sông Đào về cho đồng ruộng. Hệ thống khe rạch, mạch ngầm trong lòng đất cũng cung cấp một lượng lớn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sông.

Trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền xã đã tăng cường đầu tư thuỷ lợi, xây dựng và cải tạo hệ thông kênh mương nội đồng, hồ đập như đập Bế, đập khe Cấy, đập khe Đình, đập Ao Lùng, đập đồng Chè nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất.

                                                                                                                         Nguồn sưu tầm:

                                                                                                              Thực hiện: ST Võ Văn Danh

n Sách do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. Sách cho biết Nam Đàn lúc này có 8 tông, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn.

BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ NAM XUÂN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch xã

Trụ sở: Xã Nam Xuân - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0987 322 544 - Email: namxuan@namdan.nghean.gov.vn