lịch sử Đảng Bộ Xã Nam Xuân: Bài 1. Phần I
LỜI NÓI ĐẦU
Xã Nam Xuân ngày nay là một phần của Xuân Liễu xưa, cách thị trấn Nam Đàn 5 km về phía Đông Bắc, cách Thành phố Vinh khoảng 20 km về phía Tây, có diện tích khoảng 17km2. Dân số ở chân núi Đại Huệ chiếm tới 2/3, toàn xã có 1.428 hộ với 5982 nhân khẩu. Mảnh đất, con người Nam Xuân với chiều dài lịch sử chịu đựng nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống, vật lộn với thiên nhiên, đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của phong kiến - tay sai và thực dân, đế quốc. Người Nam Xuân cần cù chịu khó trong lao động, gan dạ và bền bỉ trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những phẩm chất tốt đẹp đó trở thành bản sắc của nhân dân nơi đây,
Kể từ khi Đảng ta ra đời, dưới ánh sáng mới, Chi bộ Xuân Liễu sau đó cũng được thành lập, trực tiếp lãnh đạo nhân dân tham gia đấu tranh trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931). vể sau, khi chia tách xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Nam Xuân đã từng bước vượt qua khó khăn gian khổ, vươn lên, góp phần mình vào sự nghiệp cách mạng chung của quê hương, đất nước.
Sau năm 1975, Tổ quốc thống nhất, nước nhà đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là thời kì đổi mới, Nam Xuân là một trong những xã đi đầu trong thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, từng bước đạt được những thành tựu về kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Nhiều năm Đảng bộ xã đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và xuất sắc.
Xã được Nhà nưởc phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trước yêu cầu thực tiễn, cần phát huy những giá tri truyền thống của quê hương Nam Xuân nói 1 riêng, Nam Đàn - Nghệ An nói chung, tìm về cội nguồn, trách nhiệm đối với tổ tiên và lớp lớp người đi trước, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Ban Chấp hành Đảng bộ xã khoá XXII (2000 - 2005) đã có chủ trương về Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương.
Đến tháng 4 - 2002, Đảng uỷ - Hội đồng Nhân dân
- uỷ ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nam Xuân triển khai sưu tầm, tập hợp các nguồn
tư liệu, bước đầu biên soạn dự thảo lịch sử Đảng bộ
xã, Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan nên việc biên soạn còn gặp khó khăn, do vậy
chưa hoàn thành và ra mắt được ấn phẩm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An và các công
văn hưống dẫn của Huyện uỷ Nam Đàn, Ban Chấp
hành Đảng bộ xã Nam Xuân khoá XXIII (2005 - 2010) tiếp tục chỉ đạo công tác biên soạn lịch sử
Đảng bộ. Đảng uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban
‘' Nhân dân Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp
vổi Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Văn Nghệ An để biên soạn cuốn sách.
Trong quá trình chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn, chúng tôi nhận được sự đóng góp, giúp đỡ quý
báu của cán bộ, đảng viên xã nhà, cán bộ lãnh đạo
qua các thời kì, nhóm sưu tầm, biên soạn nãm I 2002 (Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Đình Long, Nguyễn Quý Thuyên, Nguyễn Quốc Việt, Phạm Thọ Hào, Nguyễn Văn Ngụ, Nguyễn Tương Hảo),
Đặc biệt là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An, mà trực tiếp là Thạc sĩ Trương Văn
Bính và Nguyễn Văn Ngọ đã bỏ công sức, trí tuệ, thời gian để biên soạn ấn phẩm.
Thay mặt cho Đảng uỷ - Hội đồng Nhân dân - uỷ ban Nhân dân - uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Nam Xuân, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Huyện uỷ, các tập thể và cá nhân đã nỗ lực hoàn thành cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xă Nam Xuân (1930 - 2008)”.
Do yếu tô" về thời gian, biến động lịch sử, mất mát sổ sách ghi chép... Mặt khác, các nhân chứng lịch sử hiện không còn nhiều và đã già yếu, cho nên việc sưu tầm tài liệu và nghiên cứu, biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong ngoài xã, bạn đọc gần xa đóng góp ý kiến, để lần tái bản sau được đầy đủ hơn,
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
T/M.BCH Đảng bộ
Bí thư
Nguyễn Hữu Thuỷ